Contents
Chi phí mở phòng khám nha khoa ban đầu là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà nhiều chủ đầu tư, bác sĩ thắc mắc khi có ý định đầu tư phòng khám cho riêng mình. Hãy cùng TKY tìm hiểu các khoản chi phí cần cho việc vận hành nha khoa nhé!
1. Các chi phí mở phòng khám nha khoa bắt buộc phải có
Để một phòng khám nha khoa đi vào vận hành cần phải chi trả một khoản chi phí ban đầu như mặt bằng, chi phí thiết kế và hoàn thiện nội thất, các khoản đầu tư trang thiết bị nha khoa. Vậy, cụ thể các khoản chi mở phòng khám nha khoa sẽ được thiết lập và dự trù trong khoảng bao nhiêu?
1.1 Chi phí mặt bằng
Để có thể đón tiếp bệnh nhân, tiến hành thăm khám theo tiêu chuẩn thì diện tích phòng khám chữa bệnh nha khoa cần phải đảm bảo:
- Mặt bằng phòng khám nha khoa cần tách biệt với gia đình.
- Diện tích tối thiểu 10m2 nếu nha khoa có thực hiện các thủ thuật và bao gồm kỹ thuật cấy ghép implant.
- Diện tích ít nhất là 5m2 trong trường hợp phòng khám nha khoa có hơn 1 ghế
- Đảm bảo địa điểm, cơ sở vật chất đầy đủ tiêu chuẩn để tiến hành khử trùng trong trường hợp có dụng cụ y tế sử dụng lại.
Trên thực tế chi phí mở phòng khám nha khoa cho việc thuê mặt bằng có thể dao động trong khoảng 10 – 80 triệu/tháng tùy theo vị trí, và giá cả trung bình của từng địa phương.
1.2 Chi phí nội thất
Phòng khám nha khoa thường được thiết kế với tone màu nhẹ nhàng, không gian sang trọng thoáng mát giúp người bệnh cảm giác an tâm và thoải mái khi điều trị, mang đến trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, thiết kế nha khoa cần đảm bảo yếu tố vệ sinh nên sẽ được thiết kế trần nhà chống bụi. Ngoài ra, đối với phòng khám có 3 ghế trở lên thì phải sắp xếp chỗ đảm bảo khoảng cách mỗi ghế là 5m2. Đặc biệt, đối với các phòng khám đầu tư các thiết bị bức xạ thì phòng đó cần đảm bảo và đáp ứng quy định về an toàn bức xạ.
Bên cạnh đó, tùy quy mô của phòng khám mà sẽ trang bị thêm không gian làm việc cho bác sĩ và các bộ phận khác như kinh doanh, marketing,…Như vậy, xây dựng nội thất chiếm ít nhất từ 80 triệu hoặc hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng trong khoản chi phí mở phòng khám nha khoa tùy quy mô, diện tích và phong cách bài trí khi mở phòng khám nha khoa.
1.3 Chi phí thiết bị nha khoa
Bên cạnh các dụng cụ hỗ trợ công việc cho bộ phận hành chính thì trang thiết bị để phục vụ cho quá trình khám và điều trị chuyên khoa là yếu tố không thể thiếu. Đối với vật tư trang thiết bị y tế cho nha khoa gồm các loại máy móc, các thiết bị nha khoa cố định, chi phí sử dụng vật liệu theo sự biến đổi của tháng. Các loại máy cơ bản bao gồm:
- Ghế nha khoa (ghế khám, ghế răng): Giá các mẫu ghế này sẽ trong khoảng 30 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay, có nhiều mẫu ghế với giá thành đa dạng phù hợp với chi phí của nha khoa. Đối với phòng khám nha khoa chuyên nghiệp thì Sternweber, Planmeca sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
- Máy nén khí: là thiết bị cung cấp khí nén không lẫn dầu và tạp chất vào trong môi trường khoang miệng của bệnh nhân.
- Máy cắm phẫu thuật implant: Đối với nha khoa có thực hiện các thủ thuật implant thì máy khoan đặt trụ implant là thiết bị không thể thiếu. Máy giúp bác sĩ đặt trụ implant bên trong xương hàm.
- Máy khoan laser: Ưu điểm của thiết bị này là có độ chính xác cao, ít gây tổn thương vì thế hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn khi thực hiện ca điều trị.
- Thiết bị X-quang – Chẩn đoán hình ảnh 3D: Giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện chẩn đoán thông qua các hình ảnh mẫu hàm của bệnh nhân.
- Giải pháp vô trùng nha khoa như máy sấy, lò hấp, tủ tiệt trùng…
- Là các thiết bị có chức năng tiệt trùng, vô trùng dụng cụ nha khoa để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh lây qua đường truyền máu và nước bọt.
- Phòng khám nha khoa cũng cần đầu tư các loại thiết bị khác như máy bơm để vận hành công cụ làm sạch, máy hút phẫu thuật, đèn trám, máy cạo vôi răng, sàng lọc ung thư miệng, thiết bị đo chiều dài ống tủy và các dụng cụ nha khoa đi kèm.
Bên cạnh đó, chi phí mở phòng khám nha khoa cũng cần tính đến sự biến đổi ở các vật tư đặt xưởng tiêu hao theo thủ thuật như mão răng, thun tách kẽ, hàm duy trì, sáp nha khoa…cũng cần phải đầu tư đầy đủ khi tính đến chi phí mở phòng khám nha khoa.
2. Chi phí Marketing
Trong tình hình các chủ đầu tư tính đến phương án mở phòng khám nha khoa và đẩy mạnh sự phát triển và cạnh tranh cao như hiện nay, thì việc đầu tư vào marketing là yếu tố sống còn. Các chi phí cho chương trình cần được phân chia thành:
- Chi phí cho các chương trình xây dựng và nhận diện thương hiệu.
- Chi phí cho các chương trình khuyến mãi theo thời điểm (voucher, giảm giá)
- Chi phí cho quảng cáo truyền thống ( in ấn tờ rơi, quảng cáo truyền hình địa phương…)
- Chi phí cho kênh quảng cáo online: Facebook Ads , Google Ads , youtube, website, PR trên báo.
Chi phí marketing thông thường chiếm 25 – 50% tổng chi phí hàng tháng.
3. Chi phí cho nhân viên (tiền lương)
Để vận hành và hoạt động trơn tru thì đội ngũ nhân sự cũng cần tính vào chi phí mở phòng khám nha khoa, với các vị trí:
– Bác sĩ nha khoa
– Điều dưỡng
– Lễ tân
– Nhân viên hành chính
– Kế toán
– Bảo vệ
Để vận hành một phòng khám chuyên nghiệp cần có giám đốc, cố vấn vì thế quỹ lương cho nhân sự sẽ thường chiếm tối đa khoảng 30% tổng chi phí phòng khám.
4. Chi phí khác
Ngoài các khoản chi phí mở phòng khám nha khoa gồm nhân sự và thiết bị khi thì hàng tháng còn phải chi trả các khoản như điện nước, gia hạn giấy phép kinh doanh, chi phí đào tạo….
Bên cạnh đó, các chi phí mở phòng khám nha khoa cần phải tính đến ngân sách để chuẩn bị hồ sơ, thực hiện đăng ký kinh doanh để đưa phòng khám đi vào hoạt động cũng là một khoản chi phí cần thiết.
Như vậy, chi phí mở phòng khám nha khoa hoa·và đưa hệ thống vào hoạt động cần phải chi trả khá nhiều các loại chi phí khác nhau. Với những chia sẻ trên đây, Marketing nha khoa TKY mong các chủ đầu tư, bác sĩ sẽ chuẩn bị tốt nhất cho hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu nha khoa của mình.