Contents
- 1. Không đầu tư cho chăm sóc khách hàng, thiếu sự chuẩn bị và bị động về khách hàng
- 2. Khai thác mối quan hệ khách hàng kém, không đầu tư cho việc thiết lập và gia tăng mối quan hệ khách hàng
- 3. Tư vấn chốt dịch vụ tại Nha Khoa kém
- 4. Kinh doanh Nha Khoa nhưng chưa đầu tư cho các phương thức PR hình ảnh phòng khám
- 5. Bất đồng quan điểm giữa ban lãnh đạo trong quá trình phát triển
- 6. Quan điểm kinh doanh, định hướng không rõ ràng, dễ lung lay, thậm chí thay đổi chóng mặt
Trong kinh doanh nha khoa thường sẽ có những sai lầm dẫn đến tổn hại về doanh thu, khách hàng rời bỏ nha khoa và ảnh hưởng đến sự phát triển của phòng khám. Vậy những sai lầm trong kinh doanh mà người chủ phòng khám thường gặp là gì? Hãy cùng Marketing Nha Khoa TKY lý giải trong bài viết này.
1. Không đầu tư cho chăm sóc khách hàng, thiếu sự chuẩn bị và bị động về khách hàng
Trong phòng khám nha khoa, bộ phận chăm sóc khách hàng là nơi đầu tiên người bệnh tiếp xúc trực tiếp. Vì thế, cần có sự đầu tư và đào tạo nghiêm túc về thái độ phục vụ cũng như kiến thức cơ bản trong ngành nha khoa cho bộ phận này.
Tuy nhiên, trong kinh doanh nha khoa, một số đơn vị vẫn có khác bị động trong giai đoạn tiếp nhận thông tin và xử lý đa ta khách hàng. Điển hình như một số nha khoa, khi đã có danh sách khách hàng từ bộ phận online, đã khai thác được nhu cầu cụ thể tuy nhiên khi đến bộ phận chăm sóc khách hàng thì việc xử lý thông tin chậm trễ, làm việc không đúng quy trình, tư vấn cho khách hàng không rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của bệnh nhân đối với phòng khám mà họ đã liên hệ. Bên cạnh đó, sự chủ động này còn là các công cụ hỗ trợ tư vấn, biết quan tâm đến đối tượng giao tiếp, đa dạng các hình thức truyền tải để khách hàng dễ hiểu về dịch vụ của nha khoa và về tình trạng sức khỏe thẩm mỹ nha khoa `của họ.
2. Khai thác mối quan hệ khách hàng kém, không đầu tư cho việc thiết lập và gia tăng mối quan hệ khách hàng
Khai thác mối quan hệ với khách hàng sẽ tạo được niềm tin, uy tín và gia tăng nhận diện thương hiệu. Việc khai thác này bao gồm cả cách thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Một số nha khoa hiện nay đang rất yếu kém trong khâu tương tác và tạo mối quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ tạo nên rào cản lớn trong quá trình tư vấn, chia sẻ và khai thác nhu cầu của khách hàng.
Chăm sóc và tạo mối liên kết với khách hàng chính là việc tạo nên thứ vũ khí tối thượng giúp nha khoa chinh phục mọi đối tượng.
3. Tư vấn chốt dịch vụ tại Nha Khoa kém
Tư vấn dài dòng, tư vấn không đúng trọng tâm khiến khách hàng khó chịu và không thể tháo gỡ được những thắc mắc của họ từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, sử dụng sản phẩm. Đối với việc tư vấn cần thể hiện sự kiên nhẫn, lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Trong quá trình trao đổi cần nhạy bén, nắm bắt tốt tâm lý khách hàng để đưa ra những phương án tư vấn phù hợp. Khi tư vấn cần tuân thủ các kỹ năng giao tiếp từ khi mở đầu đến lúc kết thúc. Quá trình tư vấn khách hàng cần lấy yếu tố cảm xúc và hệ quy chiếu của khách hàng để làm trọng tâm từ đó có thể điều phối họ đến những thứ mà nha khoa đã định sẵn.
Trong kinh doanh nha khoa, mỗi khách hàng chính là một cơ hội doanh thu, nếu tư vấn không tốt, thụ động khi trao đổi với khách hàng chính là đang đánh mất đi cơ hội chốt đơn lý tưởng.
4. Kinh doanh Nha Khoa nhưng chưa đầu tư cho các phương thức PR hình ảnh phòng khám
Quảng cáo phòng khám qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, website, trang mạng xã hội sẽ giúp hình ảnh tiếp cận tự nhiên tới khách hàng và mang lại hiệu ứng tốt.
Tuy nhiên, hiện nay một số phòng khám đang kinh doanh nha khoa theo con đường truyền thống và chưa thực sự đầu tư nghiêm túc cho các phương thức PR hiện đại. Vậy nên, khi chưa có sự chỉn chu thì lượng khách sẽ còn hạn chế, chưa khai thác được tối đa tiềm năng khách hàng từ nền tảng online. Lựa chọn sai phương thức tiếp cận, không đầu tư cho truyền thông chính là cắt đứt sợi dây kết nối với khách hàng trong kinh doanh nha khoa.
Kinh doanh nha khoa mà không đầu tư truyền thông là một trong những sai lầm lớn mà chủ đầu tư sẽ phải trả giá bằng doanh thu sụt giảm, vậy nên hãy nghiêm túc nghiên cứu và có định hướng phát triển ngay từ hôm nay.
5. Bất đồng quan điểm giữa ban lãnh đạo trong quá trình phát triển
Trong quá trình kinh doanh nha khoa, ban lãnh đạo sẽ không tránh khỏi những quan điểm trái chiều. Điều này dẫn đến hệ lụy là đường lối kinh doanh và phát triển không có sự nhất quán, mỗi bộ phận đi theo một hướng từ đó ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng
6. Quan điểm kinh doanh, định hướng không rõ ràng, dễ lung lay, thậm chí thay đổi chóng mặt
Việc kinh doanh nha khoa và xây dựng phòng khám sẽ được hình thành bởi nhiều cổ đông, chủ đầu tư khác nhau vậy nên quan điểm kinh doanh thường xuyên thay đổi không phải là chuyện ít gặp, điều này không những khiến nhân viên hoang mang mà khách hàng sẽ giảm lòng tin với nha khoa. Trong những thời điểm này, lãnh đạo sẽ phải đối mặt với những sự nghi ngờ của nhân sự và việc cần làm chính là nhanh chóng thống nhất quan điểm, định hướng lại phương châm phát triển để đưa nha khoa đến con đường ổn định hơn.
Kinh doanh nha khoa không phải là công việc thời vụ mà đó là cả quá trình, là con đường dài được hợp lực những bộ phận, những con người khác nhau. Trong hành trình này sẽ có những thay đổi, những sai lầm cần phải khắc phục sớm. Hãy cùng Marketing Nha Khoa TKY lý giải những vấn đề này trong phần tiếp theo.