Contents
PR phòng khám nha khoa giúp tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu tạo sự phát triển bền vững cho phòng khám.
1. PR phòng khám nha khoa là gì?
PR phòng khám (PR – Public Relations: Quan hệ công chúng) là quá trình quảng bá chất lượng dịch vụ – sản phẩm của phòng khám thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, các hoạt động cộng đồng, tổ chức sự kiện, internet… để khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ từ đó tăng nhận diện thương hiệu, tạo sự đột phá về doanh thu cho phòng khám.
Pr không phải chỉ thực hiện trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng mà phải trải qua quá trình tích lũy, gây dựng với kế hoạch cụ thể cùng phương thức phù hợp để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.
2. Các hình thức PR hiệu quả cho phòng khám nha khoa
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, PR ngày càng có nhiều hình thức mang lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả.
2.1 PR online
Đối với hình thức PR online, nha khoa có thể chủ động thực hiện liên tục trong thời gian dài mà vẫn tiết kiệm được chi phí. PR bằng hình thức online để khuyến khích sự tương tác giữa khách hàng với nha khoa. Các nền tảng này giúp khách hàng chủ động nêu ra những thắc mắc, nhận định của mình để nha khoa có thể hiểu rõ hơn tâm lý khách hàng và nhu cầu của thị trường và hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ phù hợp hơn.
a. Các hình thức PR online
Hiện nay các kênh PR trên nền tảng online mà nha khoa sử dụng cho chiến dịch PR có thể bao gồm các kênh như: website, diễn đàn, mạng xã hội, blog…Mỗi kênh truyền thông sẽ có cách thức thức triển khai riêng, người thực hiện cần nghiên cứu kỹ về các nền tảng sẽ áp dụng để quá trình làm việc được xuyên suốt.
Ví dụ khi sử dụng kênh website thì cần phải đầu tư chỉn chu về nội dung, hình ảnh, thông điệp rõ ràng. Những bài PR phòng khám nha khoa được đăng tải trên website sẽ có khả năng tiếp cận lớn với khách hàng hơn, dễ dàng đánh giá hiệu suất về ngân sách, cách thức, lượt truy cập…Bên cạnh đó, nền tảng website có thể liên kết chéo với các hình thức khác như facebook, blog…
b. Ưu điểm
- Các hình thức PR online giúp tiếp cận đông đảo tới khách hàng.
- Khả năng tương tác, lượng truy cập cao.
- Thúc đẩy quá trình tương tác giữa khách hàng với nha khoa.
- Chủ động tối ưu chi phí.
c. Nhược điểm
- Một số khách hàng sẽ cảm thấy phiền khi tiếp xúc nhiều với thông tin mà bạn cung cấp khi không có nhu cầu.
2.2 PR offline
a. Các hình thức PR Offline
PR offline là phương thức PR truyền thống gần gũi với người dùng có các dạng tổ chức sự kiện, họp báo, tổ chứng chương trình tại phòng khám, phát tờ rơi…
b.Ưu điểm
- Tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng ít hoặc không sử dụng internet
- Tạo được niềm tin cho khách hàng.
c. Nhược điểm
- Chi phí cao hơn hình thức online
- Khó theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch.
- Là hình thức tương tác một chiều nên những nhận định, phản hồi của khách hàng rất khó để nắm bắt.
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn PR nha khoa
3.1 Lập kế hoạch PR hiệu quả
Kế hoạch chi tiết, cụ thể khi PR phòng khám nha khoa còn phụ thuộc vào hình thức áp dụng. Tuy nhiên, nhìn chung các bước lập kế hoạch PR sẽ trải qua các bước sau:
- Xác định mục tiêu hướng đến là gì?_ Mục tiêu này cần có sự liên quan về mục tiêu kinh doanh, chiến dịch marketing truyền thông, mục tiêu về khát vọng doanh thu. Bên cạnh đó mục đích cần có sự cụ thể và rõ ràng, có thể đo lường được và định hướng kết quả mong muốn.
- Xác định đối tượng mục tiêu Mô tả chân dung khách hàng mục tiêu để đảm bảo các tiêu chí đúng người, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng vị trí. Hãy đặt câu hỏi để lý giải vấn đề như Khách hàng của mình là ai? Họ đang ở đâu? Muốn nghe những điều gì? Thông điệp mang đến cho khách hàng là gì?…
- Xây dựng quy trình PR cụ thể: Quy trình này bào gồm cách thức và phương thức làm việc nội bộ, quy chuẩn làm việc với khách hàng, dự tính các tình huống phát sinh và cách thức giải quyết…
- Lựa chọn phương thức PR để truyền tải thông điệp: Như đã phân tích ở trên, nha khoa có thể sử dụng một hoặc nhiều kênh để tiến hành PR cho phòng khám của mình như: thông cáo báo chí, tổ chức hội thảo, tài trợ sự kiện, đăng bài lên các trang mạng xã hội…
- Thiết lập ngân sách: Mọi hoạt động PR đều cần có sự đầu tư về kinh phí để triển khai, các chi phí đó có thể là: thuê đơn vị ngoài, phương tiện đi lại, công cụ hỗ trợ…
- Đo lường mức độ thành công của kế hoạch PR: Sau mỗi chiến dịch cần có sự phân tích và đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra để có những thay đổi, bổ sung phù hợp hơn cho các chiến dịch sau.
3.2 Những sai lầm thường mắc phải khi lập kế hoạch PR cho phòng khám nha khoa
Không phải chiến dịch PR phòng khám nha khoa nào cũng mang lại thành công rực rỡ và nguyên do tạo nên kết quả không tốt là:
- Kế hoạch PR thiếu chỉn chu và không đủ tính khả thi.
- Việc thực hiện không xuyên suốt.
- Đội ngũ nhân sự không đủ khả năng thực hiện.
- Không cân đối được ngân sách của từng chiến dịch.
- Chưa có kinh nghiệm PR, đặt niềm tin không đúng chỗ.
4. Nha khoa nên sử dụng hình thức PR online hay offline
Nha khoa có thể kết hợp cả hai hình thức PR để mang lại hiệu quả song song. Tuy nhiên, hãy ưu tiên các kênh PR online vì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin hơn, chỉ cần một lệnh tìm kiếm hoặc một cú click là khách hàng đã dễ dàng tìm đến nha khoa của bạn.
Bên cạnh đó, với hình thức online chủ nha khoa và đội ngũ nhân viên có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá kết quả, tiết kiệm chi phí, đặc biệt trong quá trình triển khai có thể tương tác với khách hàng để thu thập ý kiến và có phương án điều chỉnh phù hợp hơn.
Để tồn tại, phát triển và tạo được tiếng vang lớn trong thị trường chăm sóc sức khỏe nha khoa nhất định phải nắm rõ mục tiêu cuối cùng mà mình hướng đến từ đó xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả của kế hoạch Pr cho phòng khám ngay từ khi mới bắt đầu.
Trên đây là những chia sẻ của Marketing Nha Khoa TKY về PR phòng khám nha khoa, hy vọng mỗi đơn vị đều có thể áp dụng thành công, mang đến kết quả thực tế ngoài mong đợi.