Contents
Nha khoa cần có kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả để phát triển toàn diện và tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ bùng nổ nhu cầu như hiện nay.
1. Tại sao Nha Khoa cần lập kế hoạch Truyền thông Nha Khoa?
Nhu cầu chăm sóc Sức khỏe – Thẩm mỹ răng miệng tăng cao đồng nghĩa với việc yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng cần phải cải tiến để đáp ứng tiêu chí của khách hàng và nha khoa cũng có được doanh thu như mong muốn. Để đạt được những điều đó nha khoa cần có kế hoạch truyền thông marketing theo từng giai đoạn, từng chiến dịch cụ thể.
“Trong toàn cầu khó hiểu ngày nay, tất cả con người đều phải am hiểu truyền thông. Khi bán một chiếc máy bay, tìm tìm việc làm, quyên góp tiền cho mục tiêu từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, con người đã làm marketing… Kiến thức về truyền thông cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô… truyền thông đụng chạm đến ích lợi của mỗi người con người trong suốt cả cuộc đời.” – Philip Kotler –
Lập kế hoạch truyền thông marketing cho Nha Khoa
Kế hoạch truyền thông (marketing plan) là nội dung triển khai lịch trình các đầu mục công việc của nha khoa. Những chiến lược thiết lập trong bản kế hoạch được xây dựng từ quá trình phân tích, nghiên cứu thị trường để từ đó xác định được kế hoạch và mục tiêu Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn. Xây dựng được kế hoạch truyền thông có tầm quan trọng lớn đối với mỗi nha khoa:
- Phác thảo được bản kế hoạch marketing giúp bạn xác định được công việc chính, công việc bổ trợ, cơ hội, nguồn lực, ưu điểm để thực hiện tuần tự, mọi thứ không bị chồng chéo.
- Xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu để tạo lập phân khúc sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Xác định được các đối thủ cạnh tranh chung ngành để biết được ưu nhược điểm của đối thủ và của chính mình để có phương án cải thiện phù hợp hơn.
- Đặt mục tiêu cụ thể để có thể đo lường, đánh giá hiệu quả cho từng mục công việc khác nhau từ đó tối ưu chi phí, phân bổ nguồn nhân lực, phương tiện…cho các hoạt động tiếp thị.
- Thúc đẩy đội nhóm cùng tổ chức hoạt động, triển khai công việc trôi chảy, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung và mang lại kết quả chính xác nhất.
Đánh giá được tầm quan trọng của kế hoạch truyền thông marketing để tối ưu về mặt thời gian, ngân sách, nhân lực mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Những giá trị mà bản kế hoạch mang lại chính là hiệu suất kinh doanh của nha khoa, là quá trình, bước đi quan trọng mà bất kỳ nha khoa nào cũng phải thực hiện.
2. Cấu trúc kế hoạch truyền thông marketing
Bản kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp định hướng được cách thức làm việc của đội nhóm, mục tiêu của chiến dịch để đạt được kết quả tốt cho doanh nghiệp trong tương lai. Cấu trúc cơ bản của một kế hoạch truyền thông marketing cần có:
2.1 Nghiên cứu thị trường (Research)
Là quá trình thu thập, phân tích có hệ thống dữ liệu và thông tin các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Những dữ liệu về quy mô hoạt động, mức độ tăng trưởng, xu hướng và thói quen của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
2.2 Lựa chọn phân khúc (Segmentation)
Chia thị trường thành những phân khúc nhỏ hơn để dễ nhận biết hơn từ đó nắm bắt và đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng. Việc xác định phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu dựa vào 5 yếu tố:
- Phân khúc giá
- Nhân khẩu học
- Thời điểm
- Khu vực
- Hành vi tiêu dùng
Mỗi yếu tố là một mắt xích quan trọng giúp nha khoa xác định được phân khúc khách hàng chính xác nhất từ đó đặt ra các phương án triển khai phù hợp và hiệu quả nhất.
2.3 Định vị thương hiệu (Positioning)
Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm cho sản phẩm, thương hiệu chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng, giúp nổi bật thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng từ đó tạo nên các lợi thế then chốt.
Định vị thương hiệu thành công chính là khách hàng sẽ ghi nhớ, yêu thích và cảm thấy có giá trị hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. 5 yếu tố giúp định vị thương hiệu là:
- Chiến lược thương hiệu
- Cấu trúc thương hiệu
- Chiến lược thương hiệu sản phẩm
- USP/PODs để tạo ra các lợi điểm bán hàng độc đáo, các điểm khác biệt hóa sản phẩm.
2.4 Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu (Targeting)
Xây dựng chân dung khách hàng
Trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing phần thị trường bao gồm tất cả các nhóm khách hàng có nhiều khả năng mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.5 Marketing mix
Marketing mix hay còn gọi là tiếp thị hỗn hợp là tổ hợp các công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu tiếp thị truyền thông trên thị trường. Marketing mix gồm 4 yếu tố sản phẩm, giá bán, kênh phân phối, quảng bá sản phẩm. Xúc tiến tiếp thị hỗn hợp có vai trò tạo ra sự kết nối giữa quy trình hình thành sản phẩm và thị trường tiêu dùng.
2.6 Triển khai kế hoạch (Implemention)
Sau khi đã xác định được các vấn đề nêu trên bạn sẽ bắt đầu triển khai thực thi kế hoạch cụ thể. Mọi công việc cần được thực hiện nghiêm túc tuân thủ đúng ý đồ chiến lược, thời gian dự kiến.
2.7 Đo lường và kiểm soát chiến dịch (Control)
Bất kỳ kế hoạch hay chiến dịch nào cũng cần có sự đốc thúc, kiểm soát và đánh giá từ từ đội ngũ nhân viên tham gia xây dựng và triển khai công việc.
3. 8 bước lập kế hoạch truyền thông marketing cho nha khoa
Các bước lập kế hoạch truyền thông bao gồm 8 bước:
Bước 1: Nắm vững thông tin tình hình hoạt động kinh doanh của nha khoa: Bạn sẽ biết được cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Nha Khoa.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu: Xác định được thị trường mục tiêu bạn sẽ đúng ngay từ đầu và tiết kiệm được nhiều chi phí cho Nha Khoa.
Bước 3: Phân tích đối thủ.
Bước 4: Xây dựng mục tiêu chiến dịch.
Bước 5: Phác họa kế hoạch truyền thông marketing: Những giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ tại nha khoa của bạn, thông điệp bạn muốn truyền tải là gì, kênh truyền thông phù hợp… tất cả mọi vấn đề sẽ được trình bày tại bản kế hoạch này.
Bước 6: Tạo lập ngân sách dự trù. Có nhiều cách để xác định ngân sách truyền thông tuy nhiên bạn cần tính toán được dự kiến chi cho từng danh mục, chi phát sinh, kỳ vọng doanh thu mang về…
Bước 7: Triển khai công việc theo kế hoạch. Các công việc, điểm phân phối có thể là trên website, nền tảng xã hội, điểm bán… Bên cạnh đó, việc triển khai cần được thiết lập cho từng cá nhân, mỗi cá nhân giữ một vai trò riêng.
Bước 8: Đo lường và đánh giá hiệu quả của kế hoạch. Đây là bước đi sau cùng và là bước quan trọng để đánh giá sự thành bại của một kế hoạch marketing thời gian đánh giá sẽ tùy vào từng kế hoạch cụ thể.
Trong quá trình lập kế hoạch truyền thông cho nha khoa, bạn cần phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo được yếu tố khả thi cùng kế hoạch dự phòng khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. TKY cung cấp giải pháp Marketing cho phòng khám nha khoa toàn quốc
Đối tác kinh doanh tại Marketing Nha Khoa TKY
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Truyền Thông Nha Khoa TKY là đơn vị cung cấp giải pháp marketing cho phòng khám nha khoa với tính chuyên môn hóa cao, công việc được xử lý xuyên suốt bởi chuyên gia vận hành, tối ưu chi chí.
Đến với TKY, bạn sẽ được tư vấn cụ thể theo từng chiến dịch, cập nhật phương thức marketing hiệu quả, linh hoạt điều chỉnh chiến lược theo xu hướng phát triển của thị trường.
Marketing Nha Khoa TKY, đồng hành cùng bạn trên bước đường thành công.